Hỗ trợ online
  • Phone : 0902.969.196
Fanpage


0 - 1,200,000 đ        

KHÁM PHÁ NHỮNG DỤNG CỤ ĐỂ RÈN DAO PHÚC SEN CAO BẰNG

Từ hàng trăm năm nay bằng những dụng cụ rất thô sơ, người dân PHÚC SEN – QUẢNG UYÊN – CAO BẰNG đã cho ra đời hàng ngàn con DAO, cái cuốc, cái liềm… để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của bà con nhân dân. Trong số đó có những thứ người dân PHÚC SEN tự chế tạo, hoặc tận dụng từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau để phục vụ cho công việc của mình.
Ngày nay nhờ có sự hỗ trợ của máy móc, sức lao động của người Phúc Sen đã được giải phóng rất nhiều.
Bây giờ chúng ta cùng điểm qua 1 số dụng cụ, máy móc cần thiết để có thể cho ra đời 1 con dao hoàn chỉnh từ nhíp ô tô nhé. 

Toàn cảnh 1 xưởng rèn ở Phúc Sen - Cao Bằng. trông rất thô sơ và giản dị, tại nơi đây đã cung cấp ra thị trường hàng vạn con dao mỗi năm.


Đột để người thợ có thể cắt những thanh nhíp rất cứng và tạo hình thành 1 phôi dao cơ bản.


Người dân Phúc Sen - Cao Bằng dùng than củi để nung dao, do đó dễ dàng kiểm soát được nhiệt độ. và quan trọng hơn than củi khi cháy có nhiệt độ không quá cao nên không làm "cháy" hàm lượng cacbon trong thép, do đó DAO PHÚC SEN vẫn giữ được độ cứng và sắc hơn các loại dao khác.


Bể nước tôi dao của người Phúc Sen rất đặc biệt và gồm nhiều thành phần khác nhau, đó là bí quyết riêng của mỗi dòng họ



Khi đã tạo hình xong sản phẩm người thợ sẽ đưa chuôi dao vào dụng cụ này để quấn cho chuôi dao tròn vừa với tay người sử dụng



Khi hoàn thành sản phẩm, người thợ rèn Phúc Sen dùng con dấu này để đóng lên sản phẩm thể hiện quyền sở hữu và bảo vệ thương hiệu riêng của mình



Vỏ quả bom sau khi bỏ hết thuốc nổ đã được người thợ rèn Phúc Sen tận dụng để làm đe. đây là loại đe ưa thích của người Phúc Sen, mỗi nhà đều có ít nhất 1 chiếc trở lên.



Lò nung thép. ngày nay nhờ có khoa học kỹ thuật, hình ảnh người kéo bễ đã không còn nữa. thay và đó là máy quạt điện thay thế cho sức người để thổi bùng lên ngọn lửa.



khi lấy dao từ lò nung để tránh bị bỏng tay người thợ phải dùng dụng cụ này để cầm dao.



Khi hoàn thiện sản phẩm người thợ rèn phải dùng que hàn và đồng thau để hàn chuôi dao không bị bung ra



Bệ cuốn chuôi dao giúp người thợ điều chỉnh độ tròn của chuôi.



Mài thô là bước  mài đầu tiên 



Máy mài 2 đá giúp người thợ tạo hình lưỡi dao nhanh và đều



Mài mịn là công đoạn sau khi dao đã được tôi để lấy độ sắc của dao. sau đó dao sẽ được mài qua đá mài tự nhiên bằng tay.



Máy dập thủy lực thay thế cho những quả búa tạ, giúp dập mỏng thanh nhíp đến độ mỏng yêu cầu. 

Qua bài viết này cũng phần nào giúp quý độc giả hiểu được sự vất vả của nghề rèn, nhất là nghề rèn truyền thống lại càng vất vả hơn. vì vậy mong quý vị có những cái nhìn khách quan để nghề rèn Dao truyền thống Phúc Sen - Cao Bằng mãi tồn tại và phát triển 
NĐT

 

 

 

 

 

 

TIN TỨC KHÁC
  • Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm